1. Xác định nhu cầu nhập thuốc
Nhà thuốc hoặc cơ sở y tế cần phải xác định nhu cầu nhập thuốc dựa trên lượng thuốc còn lại trong kho, các đơn đặt hàng từ các bệnh nhân, và các yêu cầu từ bác sĩ. Xác định số lượng thuốc cần nhập và thời điểm nhập.Lập kế hoạch nhập thuốc và xác định nguồn cung cấp.
Đánh giá nhà cung cấp: Nghiên cứu và đánh giá những nhà cung cấp thuốc tiềm năng như các hãng sản xuất, các trung tâm phân phối (sàn dược phẩm), nhà phân phối… Xem xét về chất lượng, giá cả, chính sách đổi trả và giao hàng của nhà cung cấp.
>> Nếu là nhà thuốc, quầy thuốc, phong khám tư nhân,.. Bạn hãy TẠO TÀI KHOẢN để có thể:
- xem mức giá của 20.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng
- Nhận được những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
- Được đội chăm sóc khách hàng chủ động liên hệ, tư vấn và hỗ trợ
2. Lập đơn dự trù đặt hàng
Sau khi xác định nhu cầu nhập thuốc, nhà thuốc hoặc cơ sở y tế cần phải lập đơn đặt hàng cho nhà cung cấp thuốc…. Đơn đặt hàng này cần ghi rõ thông tin về tên thuốc, số lượng, đơn giá và hạn sử dụng của thuốc. Xác nhận đơn đặt hàng với nhà cung cấp về số lượng, tổng tiền và thời gian giao hàng. Xác định các điều kiện vận chuyển và lưu trữ thuốc.
Để tránh nhầm tên thuốc khi lập dự trù thì chủ quầy thuốc lập đơn dự trù trực truyến tại web Giathuoctot
3. Kiểm tra thông tin thuốc
Khi nhập thuốc sỉ, nhà thuốc hoặc cơ sở y tế cần kiểm tra thông tin về thuốc đó như tên thuốc, SĐK, số lô, hạn sử dụng và xuất xứ để đảm bảo thuốc đúng chất lượng. Kiếm tra về cảm quan những thuốc vừa nhập, kiểm tra bao bì xem có còn đẩy đủ và nguyên vẹn bao gói của nhà sản xuất không. Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ở vỏ hộp và bao bì in trực tiếp trên thuốc
- B1. Kiểm tra hóa đơn, chứng từ, so sánh số lượng và chủng loại của thuốc khi nhận được từ nhà cung cấp. Ghi sổ kiểm nhập thuốc
- B2 Niêm yết giá theo NĐ 54 niêm yết 100% bằng cách dán hoặc ghi giá bán lẻ trên bao bì thuốc , giá bán không cao hơn giá niêm yết.
- B3 Sắp xếp lên giá kệ đúng vị trí quy ước
4. Kiểm tra số lượng và đơn giá thuốc
Sau khi đã kiểm tra thông tin về thuốc, nhà thuốc hoặc cơ sở y tế cần kiểm tra số lượng và đơn giá của thuốc để đảm bảo rằng đơn đặt hàng đã được cung cấp đúng số lượng và giá cả đã thỏa thuận.
5. Bảo quản, lưu trữ thuốc
Sau khi kiểm tra và xác nhận các thông tin liên quan đến thuốc, nhà thuốc hoặc cơ sở y tế cần lưu trữ thuốc vào kho thuốc của mình. Khi lưu trữ, cần đảm bảo thuốc được đặt đúng vị trí, đúng điều kiện bảo quản và được phân loại đúng tên thuốc.
- Điều hòa để đảm bảo điều kiện bảo quản hàng hóa: nhiệt độ để bảo quản thuốc là dưới 30 độ C, độ ẩm <75% . Nếu nhà thuốc có những loại thuốc có điều kiện bảo quản dưới 25 độ C thì phải chỉnh nhiệt độ xuống còn 25 độ C hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh
- Tủ lạnh để bảo quản thuốc với yêu cầu nhiệt độ ≤ 15 độ C – Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm ngày 2 lần 9h sáng và 15h chiều.
- Thiết bị ẩm kế tự ghi số liệu 01 tiếng /1 lần
6. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc, chất lượng thuốc
Nhà thuốc hoặc cơ sở y tế thường xuyên kiểm tra hạn sự dụng và kiểm tra điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng thuốc sau khi nhập thuốc về.
Trên đây là quy trình nhập thuốc tại nhà thuốc và các cơ sở y tế. Các nhà thuốc có thể tham khảo để áp dụng cho nhà thuốc của mình. Bạn đang tìm nhà cung cấp thuốc uy tín thì hãy lựa chọn sàn dược phẩm để được phụ vụ tốt nhất. Tại đây có hơn 10.000 mặt hàng với giá tốt và nhiều chương trình khuyến mãi luôn sẵn sàng phục vụ quý nhà thuốc.